Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Đằng sau kết quả dẫn đầu chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2012 của Đồng Tháp




DNTN Phước Thọ đã đầu tư Lò Mỗ gia súc tập trung An Bình với Cty TNHH Phước Tâm để di chuyển Lò Mổ Gia súc tập trung Thị xã Cao lãnh Ra khỏi tp Cao lãnh hiện nay, góp phần thực hiện Vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và thực hiện tiêu chí để nâng từ Thị xã Cao Lãnh lên Thành phố Cao Lãnh hiện nay cuối cùng đã bị cưởng chế để lấy lại toàn bộ Lò mổ mà không có một ưu đải gì cả.

Kết quả là : Từ đầu năm 2009 đến nay, DNTN Phước Thọ đã làm biết bao nhiệu văn bản khiếu nại, Báo Lao Động cũng có thư chuyển đề nghị giải quyết, UBND tỉnh Đồng Tháp cũng có thư yêu cầu giải quyết, nhưng UBND huyện Cao Lãnh vẫn chưa giải quyết hoàn trả tiền tiền đầu tư Lò Mổ Tập Trung An Bình lại cho DNTN Phước Thọ. và mọi việc vẫn im lặng mãi.
 
Thử hỏi chỉ số PCI của Đồng Tháp như vậy có xứng đáng chưa?





Qua web Cungcau.net chúng tôi Kính mong Quý cấp có chức năng xem xét lại lương tâm của mình để giải quyết trả tiền lại cho Doanh nghiệp chúng tôi. (Liên hệ : 0963.777.787)

Link Dia chi web:
http://www.baomoi.com/Giao-UBND-huyen-Cao-Lanh-xem-xet-giai-quyet/144/2522530.epi
http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/nld.com.vn/Giao-UBND-huyen-Cao-Lanh-xem-xet-giai-quyet/2522530.epi

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

Nhà dưỡng lão, dưỡng nhi chùa Kim Bửu xã Vĩnh Thạnh - Lấp Vò - Đồng Tháp





Chùa Kim Bửu tọa lạc tại Số 61 ấp Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp. Từ Thị Trấn Lấp Vò đi theo Quốc Lộ 80 về hướng Lai Vung (khoảng 12,6 km) tới cầu Tân Lợi rẽ phải khoảng 200 mét. Ngôi chùa nhỏ, nhưng có kiến trúc cổ, đứng khiêm nhường hơn 100 năm nay dưới tán bồ đề trong khung viên chùa rộng hơn 10.000 mét vuông.

Chùa duy chỉ có một sư – Ni trưởng Thích Nữ Như Thành trụ trì. Ngoài việc lo phần đạo, Ni trưởng ở đây còn nặng gánh với thân phận của những phần đời cơ nhõ, cô đơn, mồ côi. Dành dụm từ những đóng góp từ thiện của bá tánh và của gia đình, Ni Trưởng đã cho sửa chữa và đúc tượng phât Quan Thế Âm Bồ Tát ngoài sân chùa cao hơn 12 mét. Ni trưởng cũng đã cho xây dựng Nhà Dưỡng Lão, Dưỡng Nhi tại chùa có khả năng nuôi dưỡng khoảng 60 người già và trẻ mồ côi.

Nhà Dưỡng Lão dưỡng Nhi Chùa Kim Bửu Lấp Vò hiện đang có trên dưới 25 Cụ ông, Cụ bà cô đơn, cơ nhỡ và một số Trẻ mồ côi, vào đây nương tựa dưới bóng từ bi của Đức Phật, và được sưởi ấm bởi lòng từ tâm của Ni trưởng.

Từ ngày có Nhà Dưỡng Lão, phật tử xa gần lui tới Chùa Kim Bửu thường xuyên hơn, họ an tâm thấy lòng tư bi của mình được gửi đúng chổ. Những người y tá, bác sỹ tư, gát phần việc gia đình đến Nhà Dưỡng Lão Chùa Kim Bửu thăm khám sức khỏe các cụ vào định kỳ hoặc khi trái gió trở trời và khi có ngừơi bệnh.

Hàng ngày, mổi tấm lòng từ thiện của bá tánh vẫn cứ được dành dụm góp nhặt gửi đến cho các cụ. Chùa nghèo, cơ sở vật chất thiếu thốn, thức ăn chay đạm bạt. Nhưng các cụ ông cụ bà tá túc tại đây cảm thấy ấm lòng nhờ vào sự giúp đở của các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện, mạnh thường quân ghé thăm, động viên, chăm sóc các cụ sống hết quãng đời còn lại. Ngoài ra các cháu mồ côi cũng được một số mạnh thường quân giúp đở, đở đầu và chăm sóc.

Tôi đã gặp một Cụ ông ngoài 70 tuổi khoảng 3 tháng trước lúc vào chùa không tự đi đứng được, nhưng tới nay nhờ pháp thiền định và tập thể dục thích hợp cụ đã tự đi đứng được. Ngoài ra còn một cháu bé thiểu năng ở nhà luôn quậy phá nhưng sau một thời gian đến chùa đã hết gây phiền hà người xung quanh và còn làm được những chuyện nhỏ trong chùa.

Tôi đã thăm hỏi một số Cụ ở đây và được cho biết : do không gian yên tỉnh, khí hậu trong lành, thiền định, chay lạc, cuộc sống điều độ và tin thần thoải mái, sức khoẻ các cụ ngày càng được cải thiện. Nhờ cuộc sống ấm cúng ở đây làm cho các cụ thêm lạc quan, yêu đời hơn.

Xin mời các bạn ghé thăm Chùa Kim Bửu chia sẻ giúp đở những Cụ ông, Cụ bà  và Các cháu bé mồ côi.
Địa chỉ: Số 61 ấp Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp
Điện thoai : (067) 367.04.08

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Mười sự kiện thế giới nổi bật năm 2011

Năm 2011 là năm xảy ra nhiều biến cố làm rung chuyển thế giới, với hàng loạt các vụ thiên tai, làn sóng biểu tình phản đối và các cuộc khủng hoảng đe dọa nhấn chìm kinh tế thế giới.



Khởi đầu là “Mùa xuân Arập” lật đổ các nhà độc tài tham nhũng. Sau thảm họa động đất sóng thần khủng khiếp ở Nhật Bản là cơn bão nợ công ở Châu Âu có nguy cơ đẩy thế giới vào suy thoái. Năm 2011 cũng là năm của “tội ác và trừng phạt”, với việc biệt kích Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden ở Pakistan.

1. Thảm họa động đất-sóng thần-hạt nhân tại Nhật Bản




Thảm họa động đất-sóng thần-hạt nhân ngày 11/3 ở miền đông bắc Nhật Bản đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 16.000 người. Hơn 12.000 người khác được cho là đã bị mất tích.

Đây là thảm họa tồi tệ nhất ở Nhật Bản kể từ năm 1923, với trận động đất tại Kano khiến hơn 142.000 người thiệt mạng.


Động đất sóng thần cũng gây ra thảm họa hạt nhân Fukushima chưa từng có ở Nhật Bản (chỉ đứng sau thảm họa Chernobyl) và khiến cho đất nước mặt trời mọc thiệt hại ước tính lên đến 235 tỉ USD, tương đương 4% GDP.


2. Lũ lụt chưa từng có tàn phá Đông Nam Á




Lũ lụt đã tàn phá nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó Thái Lan và Campuchia là hai nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Nông lương LHQ (FAO), lũ lụt đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho nông nghiệp các nước Đông Nam Á. Diện tích lúa bị mất trắng là 12,5% ở Thái Lan, 12% ở Campuchia, Lào khoảng 7,5%, 6% ở Philippines và ở Việt Nam khoảng 0,4 %. Nước lũ còn cuốn trôi hoặc hủy hoại nhiều kho lương thực.


Thiên tai lũ lụt kéo dài hơn ba tháng qua ở Thái Lan đã làm 529 người chết, 2 người mất tích, làm 24/77 tỉnh bị ngập lụt; khoảng 2,8 triệu người của 1,1 triệu gia đình bị ảnh hưởng và tổng thiệt hại kinh tế ước trên 40 tỷ USD.


Thiên tai lũ lụt ở Bangkok đã gióng hồi chuông báo động cho việc xây dựng hệ thống phòng chống lũ lụt và thiên tai của các đô thị lớn ở Châu Á. Các nước Châu Á cần đưa chức năng phòng chống lũ lụt vào trong quy hoạch phát triển đô thị.


3. Nạn đói hoành hành ở vùng Sừng châu Phi




Vùng Sừng châu Phi là một trong những khu vực bất ổn triền miên trên thế giới, bị nhiễu loạn bởi vô số các cuộc nổi dậy, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và sự yếu ớt của chính phủ Somalia ở Mogadishu.

Tháng 7/2011, Liên Hợp Quốc đã tuyên bố nạn đói tại phần lớn khu vực phía nam Somalia.


Có tới 12 triệu người ở vùng Sừng Hàng trăm nghìn người đói ăn ở Somalia đã chạy đến các trại tị nạn ở biên giới Kenya. Các nỗ lực cứu trợ tại miền nam Somalia trở nên phức tạp bởi nhóm al-Shabab, một nhóm Hồi giáo cực đoan có liên hệ đến al-Qaeda. Theo một số ước tính, số người chết đói có thể lên đến hàng chục nghìn người.


4. Khủng hoảng nợ ở Eurozone




Cuộc khủng hoảng nợ của Khu vực sử dụng đồng euro (eurozone) hiện đang ở mức báo động đỏ. Cơn lốc khủng hoảng đã cuốn trôi 6 vị thủ tướng (Ireland, Bồ Đào Nha, Slovakia, Hy Lạp, Italy và Tây Ban Nha) và đe dọa lật đổ nhiều chính phủ khác trong Eurozone.

Cuộc khủng hoảng này cũng đã khiến Thủ tướng Silvio Berlusconi – một chính khách lão luyện ở Italy – phải từ chức, sau 17 năm thống trị chính trường quốc gia hình chiếc ủng này.


Cuộc khủng hoảng nợ Eurozone đang chia rẽ Châu Âu một cách sâu rộng và có nguy cơ kéo kinh tế thế giới sa vào vòng xoáy suy thoái mới.


5. Phong trào “Chiếm Wall Street” lan rộng trên thế giới




Các cuộc biểu tình hưởng ứng phong trào "Chiếm Wall Street” (Ocupy Wall Street) nổ ra từ ngày 17/9 ở New York đã lan đến nhiều nước ở Châu Âu, Châu Á, Châu Đại Dương và Mỹ Latinh, với sự tham gia của hàng trăm nghìn người phản đối sự tham lam giới tài phiệt ngân hàng, tình trạng phân hóa giàu nghèo và bất bình đẳng kinh tế hiện nay trên thế giới. Những người biểu tình lên án các ngân hàng phá hoại kinh tế toàn cầu và đẩy hàng triệu người vào cảnh đói nghèo.

Không còn bó hẹp trong phạm vi ở thành phố New York, phong trào “Chiếm Wall Street” đã lan rộng khắp nước Mỹ, với những cuộc biểu tình và tuần hành mang khẩu hiệu tương tự "Chiếm Boston", "Chiếm Los Angeles"...


Phong trào này đã “vượt biên” sang các nước Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, Châu Á và Châu Đại Dương. Hàng loạt cuộc tuần hành hưởng ứng phong trào “Chiếm Wall Street” đã diễn ra tại các thành phố lớn ở Italy, Đức, Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan (Châu Âu), Hàn Quốc, Nhật Bản (Châu Á), Australia, New Zealand (Châu Đại Dương).


Ngày 15/10, tại thủ đô Rome, các cuộc biểu tình với sự tham gia của khoảng 200 nghìn người đã biến thành bạo loạn. Nhiều ô tô bị đốt cháy, cửa sổ các ngân hàng bị đập vỡ. Khoảng 1.500 cảnh sát được triển khai để bảo đảm an ninh. Xung đột nổ ra giữa người biểu tình với cảnh sát làm ít nhất 70 người bị thương.


6. “Mùa xuân Arập”




Cuộc nổi dậy lật đổ Tổng thống Ben Ali ở Tunisia trong tháng 1/2011 đã kích động phong trào “Mùa xuân Arập”, một làn sóng các cuộc biểu tình đòi dân chủ và thay đổi chế độ tại các nước Trung Đông và Bắc Phi.

Tại Ai Cập, Tổng thống Hosni Mubarak cũng đã bị lật đổ tháng 2/2011 sau hơn bốn mươi năm “tham quyền cố vị”.


“Mùa xuân Arập” dẫn đến sự sụp đổ của nhiều vị tổng thống thân phương Tây và sự trỗi dậy của các đảng phái Hồi giáo ở Bắc Phi.


7. Sự kiện Libya




Bốn thập kỷ cầm quyền của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi kết thúc với cái chết bi đát của ông ngày 20/10/2011, trong một cuộc chiến đẫm máu “sặc mùi dầu lửa”.

Vào đầu tháng 3/2011, cuộc nổi dậy tại Libya trở thành một cuộc nội chiến toàn diện khi các tay súng không được đào tạo cầm vũ khí chiến đấu với lực lượng của ông Gaddafi. Một số đồng minh và tướng lãnh dưới quyền ông Gaddafi đã đào tẩu để tham gia cuộc nổi dậy.


Với những tin đồn về mối đe dọa diệt chủng nếu quân của ông Gaddafi tiến chiếm thành lũy Benghazi của quân nổi dậy, Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết vào tháng 3, hợp pháp hóa sự can thiệp của nước ngoài. Các chiến dịch của NATO chính thức bắt đầu vào đầu tháng 4 và các máy bay chiến đấu NATO đã trở thành “không quân của phe nổi dậy”.


Chiến cuộc Libya đã khiến cho 20.000-40.000 người Libya đã thiệt mạng. Hàng nghìn tên lửa phòng không vác vai hiện đại có lẽ đã rơi vào tay các phần tử khủng bố và biến cả Bắc Phi thành “vùng cấm bay”.


8. Các vụ cuồng sát ở Châu Âu




Sau vụ đánh bom khủng bố ở sân bay quốc tế Mátxcơva, ngày 22/7, Na Uy trải qua một vụ thảm sát đẫm máu nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tại Oslo, một xe bom phát nổ gần các tòa nhà chính phủ, làm thiệt mạng 8 người và gây ra nhiều cột khói bốc lên ở trung tâm thủ đô.

Sự việc càng trở nên kinh hoàng với vụ một tay súng bắn chết 69 người đang tham gia trại hè của giới trẻ do đảng Lao động cầm quyền tổ chức trên đảo Utoeya.


Hung thủ duy nhất của cả hai vụ thảm sát này là Anders Behring Breivik, một kẻ cuồng tín cực hữu 32 tuổi. Breivik đã thừa nhận tội lỗi, nhưng lại được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần và có thể chi bị quản thúc trong một bệnh viện thay vì phải ngồi tù vì những tội ác mà hắn gây ra.


Làn sóng thảm sát đã lan sang Vương quốc Bỉ, với vụ ngày 13/12, gã đàn ông Nordine Amrani dùng lựu đạn và súng trường điên cuồng tấn công vào đám đông những người đang đi mua sắm ở khu chợ Giáng sinh trên quảng trường trung tâm thành phố Liege, khiến ít nhất 6 người thiệt mạng và 123 người bị thương.


Nordine Amrani, 33 tuổi, cư dân thành phố Liege vừa mãn hạn tù và từng mắc các tội danh sử dụng súng, ma túy và tấn công tình dục. Tên này cũng đã chết trong vụ tấn công cùng ngày, những không rõ bị chết vì tự tử hay tai nạn.


9. Tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden




Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 1/5/2001 chính thức thông báo Osama bin Laden - thủ lĩnh mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda - đã bị tiêu diệt.

Mất nhiều năm để truy lùng và thu thập tin tức tình báo, lực lượng đặc nhiệm Mỹ chỉ tốn chưa đầy 40 phút trong đêm 30/4 rạng sáng 1/5 để tiêu diệt Bin Laden.


Mỹ phát hiện bin Laden trong một khu nhà tại thành phố Abbottabad, cách thủ đô Islamabad của Pakistan khoảng 53 km.


Cái chết của Bin Laden đánh dấu thành quả to lớn nhất trong nỗ lực chống al-Qaeda của nước Mỹ, song chưa thể đặt dấu chấm hết cho hoạt động khủng bố của mạng lưới al-Qaeda.


10. Vấn đề Biển Đông đã được “quốc tế hóa” tại Hội nghị cấp cao Đông Á ở Bali





Tại Hội nghị cấp cao Đông Á ngày 19/11/2011, vấn đề Biển Đông đã lại được “quốc tế hóa”, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.

Ngoài Tổng thống Mỹ và nhiều nhà lãnh đạo ASEAN, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã đề cập vấn đề Biển Đông một cách thẳng thừng trong cuộc gặp người đồng nhiệm Trung Quốc. Còn Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda thì thúc đẩy vấn đề bảo đảm “an ninh hàng hải” (ở Biển Đông) trong cuộc gặp các nhà lãnh đạo ASEAN.

Trong Hội nghị cấp cao Đông Á kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ, có tổng cộng 16/18 vị lãnh đạo (trong đó có Thủ tướng Ôn Gia Bảo đề cập trực tiếp hay gián tiếp đến vấn đề Biển Đông.

Trên cương vị chủ trì Hội nghị cấp cao Đông Á Bali Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono kết luận các bên “đã bàn thảo về Biển Đông một cách rất xây dựng”.


Vấn đề Biển Đông được quốc tế hóa cho phép Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei ít chịu áp lực hơn từ phía Trung Quốc vốn chỉ muốn giải quyết vấn đề lãnh hải một cách song phương với từng nước đơn lẻ.

2012: Những biến cố chính trị khiến kinh tế thế giới lo lắng

Rủi ro địa - chính trị được xem là loại rủi ro khó dự báo và khó quản lý nhất. Trong năm tới đây, các rủi ro này có thể xảy ra và ảnh hưởng đến cả thị trường phát triển và đang phát triển trên thế giới.
Nomura vừa đưa ra báo cáo về triển vọng toàn cầu năm 2012. Dưới đây là 10 rủi ro địa - chính trị tiêu biểu và ảnh hưởng của chúng trong năm tới.

1. Khu vực đồng Euro có thể đối mặt với nguy cơ tan vỡ nếu Đức và EBC không có những hành động tích cực
Kể từ tháng 5/2010, thị trường có lẽ đã chứng kiến một quãng thời gian vô cùng khó khăn của khu vực khi cuộc khủng hoảng nợ rơi vào tình thế khó cứu vãn. Chính vì thế có thể khẳng định, nếu muốn Eurozone muốn tránh khỏi nguy cơ bị sụp đổ thì trong thời gian tới đây, Đức và EBC nên có những động thái mềm dẻo hơn.



2. Thất bại trong những thỏa thuận chính sách và nguy cơ bị hạ bậc tín nhiệm của Mỹ Thất bại của Mỹ trong việc mở rộng trợ cấp thất nghiệp và chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động có thể làm ảnh hưởng đến GDP. Trong trướng hợp Mỹ không giải quyết được những vướng mắc trên thì trong năm 2012 nhiều tổ chức xếp hạng tín dụng sẽ tiếp tục hạ bậc tín nhiệm của Mỹ.



3. Trung Đông và Bắc Phi- phong trào Mùa xuân Ả Rập có thể cản trở việc sản xuất dầu mỏ
Không thể phủ nhân những tác động to lớn của những sự kiện tại Ai Cập và Syria. Thị trường tập trung nhiều hơn vào những yếu tố như sản lượng cũng như giá dầu. Tuy nhiên những lo ngại gần đây về tình hình tại Israel/ Iran sau khi Mỹ rút quan khỏi Iraq cũng là những đe dọa đối với tình hình sản xuất dầu.



4. Kinh tế Trung Quốc đang trong nguy cơ tụt dốc
Từ tháng 10/2012 đến tháng 3/2013, đảng cộng sản Trung Quốc sẽ chuyển giao quyền lực cho thế hệ lãnh đạo thứ 5. Giai đoạn quan trọng này có thể ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế của Trung Quố nhưng các nhà lãnh đạo nước này sẽ nỗ lực hết sức để duy trì và phát triển nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới này.



5. Hàn Quốc đối mặt với tình hình chính trị căng thẳng với Triều Tiên trong khi cuộc bầu cử đang tiến gần
Tình trạng căng thẳng tiếp tục tái diễn giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Các động thái tiêu cực của Triều Tiên có thể diễn ra khi tới đây nước này kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố chủ tịch Kim il- Sung vào này 15/4 tới. Trong khi đó Hàn Quốc sẽ tiến hành cuộc bầu cử tổng tháng vào ngày 19/12/2012.




6. Khủng bố Pakistan có thể sẽ tấn công Ấn Độ Tình hình an ninh và kinh tế khu vực sẽ tiếp tục đối mặt với tình trạng bất ổn khi nguy cơ bị khủng bố Pakistan tấn công  luôn rình rập Ấn Độ.



7. Đài Loan sẽ có đảng lãnh đạo mới sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2012 Bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), đảng DPP đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho tham vọng trở thành tổng thống nhiệm kỳ thứ hai của ông Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou). Cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào ngày 14 tháng 1 tới.



8. "Putin trở thành tổng thống" có thể là kết quả của cuộc bầu cử tại Nga tới đây Các chính phủ phương Tây cũng như các nhà đầu tư trên thế giới có thể sẽ nhận thấy những thay đổi về chính sách kinh tế tại Nga trong trường hợp Putin lại trở thành tổng thống vào tháng 4 tới.



9. Thái Lan có thể đối mặt với cuộc chiến tranh giai cấp
Mặc dù bà Yingluck Shinawatra (em gái cựu thủ tướng Thaksin) đã dành được chiến thắng trong cuộc tổng bầu cử ngày 3 tháng 7 vừa qua nhưng tình hình chính trị căng thẳng vẫn còn tái diễn. Điều này cho thấy cuộc chiến tranh giai cấp chỉ là vấn đề thời gian vì làn sóng phản đối bà Yingluck Shinawatra đang trở nên ngày càng mạnh mẽ tại đất nước này.



10. Cuộc tổng tuyển cử tại Malaysia có thể gây ra một sự xáo trộn chính trị
Tình hình ngân sách chính phủ không mấy khả quan được trình bày trước quốc hội hồi tháng 10 vừa qua khiến chúng ta dự báo có thể diễn ra một cuộc tổng tuyển cử vào đầu năm 2012.